Thể lệ chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng đăng ký tham gia

● Tất cả các sản phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh, phân phối Việt Nam, tuân thủ đầy đủ quy định của luật pháp Việt Nam, đều được tham gia bình chọn. Mỗi doanh nghiệp có quyền đăng ký tham gia một hoặc nhiều nhãn hàng sản phẩm, dịch vụ.

2. Hình thức tiến hành khảo sát, bình chọn

● Doanh nghiệp tự đăng ký sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình;
● Các địa phương, tổ chức, hiệp hội đề cử, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu tham gia Chương trình.
● Các chuyên gia nghiên cứu, nhà báo, người tiêu dùng đề cử, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tham gia Chương trình.

TIÊU CHÍ BÌNH CHỌN TIN DÙNG VIỆT NAM 2023

Tin Dùng Việt Nam 2024 được bình chọn dựa trên 5 tiêu chí cơ bản sau:
TT Các tiêu chí Thang điểm
1 Chất lượng sản phẩm, giá cả 30
2 Dịch vụ chăm sóc khách hàng 15
3 Kênh phân phối đến người tiêu dùng 15
4 Mẫu mã, bao bì sản phẩm 15
5 Mức độ thân thiện đối với môi trường 25
Tổng điểm 100

I. Đánh giá về chất lượng sản phẩm và giá cả

1. Chất lượng sản phẩm:

● Sản phẩm thỏa mãn yêu cầu vận hành cơ bản và đáp ứng chính xác các tiêu chuẩn về chức năng.

● Phương pháp, quy trình sản xuất sản phẩm tiên tiến.

● Các đặc tính sử dụng của sản phẩm ổn định.

● Tính an toàn trong sản xuất cũng như khi sử dụng của sản phẩm được đảm bảo.

● Sản phẩm không gây ra tình trạng độc hại, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong quá trình sản xuất và vận hành.

● Sản phẩm chấp hành nghiêm túc pháp lệnh bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền sáng chế phát minh.

● Thương hiệu của sản phẩm có uy tín trên thị trường nội địa và quốc tế.

● Khác...

2. Giá cả:

● Mức giá của sản phẩm/dịch vụ là hợp lý tương xứng với chất lượng.

● Mức giá có sự cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của đối thủ.

● Giá cả ổn định tương đối theo thời gian.

● Giá thành phù hợp với phân khúc thị trường mà sản phẩm/dịch vụ hướng đến.

● Khác...

II. Đánh giá về dịch vụ chăm sóc khách hàng

● Độ tin cậy: Sản phẩm, dịch vụ được cung cấp cho khách hàng là chính xác.

● Cơ sở vật chất: Sự đầy đủ về trang thiết bị, website và nhân viên tư vấn đối với sản phẩm/dịch vụ, thuận tiện trong kênh tư vấn và thanh toán.

● Sự đồng cảm: Sự quan tâm của bộ phận chăm sóc đối với khách hàng khi nhận được các thắc mắc trong quá trình sử dụng, lắp đặt, bảo hành, kiểm tra, sửa chữa sản phẩm/dịch vụ đã mua.

● Tinh thần trách nhiệm: Mức độ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ nhanh chóng cho khách hàng, đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, liên tục nâng cấp các dịch vụ tiện ích để chăm sóc khách hàng.

● Chỉ số mức độ hài lòng của người tiêu dùng thông qua khảo sát thực hiện bởi các cơ quan truyền thông, đơn vị nghiên cứu độc lập uy tín đạt trên 90%.

● Khác...

III. Đánh giá về kênh phân phối đến người tiêu dùng

● Hệ thống đa kênh phân phối hiệu quả: cửa hàng truyền thống, cửa hàng trực tuyến, sàn giao dịch điện tử.

● Đội ngũ nhân viên bán hàng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, chú trọng tính chuyên nghiệp, lòng nhiệt tình và sự hiểu biết chuyên sâu về sản phẩm/dịch vụ để truyền tải minh bạch tới khách hàng.

● Sản phẩm được lưu trữ với số lượng đủ nhiều tại những vị trí thị trường chiến lược, đảm bảo lượng hàng dồi dào đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường ngay cả vào mùa cao điểm.

● Hệ thống thông tin giữa các kênh phân phối được đảm bảo tính thông suốt và sự cập nhật đầy đủ, chính xác.

● Khác...

IV. Đánh giá về mẫu mã, bao bì sản phẩm

● Thiết kế đẹp và giàu ý nghĩa.

● Mẫu bao bì đẹp và sáng tạo nhưng đảm bảo độ tương thích với sản phẩm, tiện lợi trong quá trình sử dụng, không gây trở ngại khi triển khai.

● Thiết kế kết hợp nhiều yếu tố hình ảnh khác nhau như kiểu dáng, hoa văn, màu sắc, tích hợp hình ảnh động, … một cách phù hợp giúp sản phẩm/dịch vụ trở nên nổi bật.

● Chất liệu in cao cấp, dễ dàng phân hủy, thân thiện với môi trường, phù hợp với sản phẩm.

● Khác...

VI. Đánh giá về mức độ thân thiện của sản phẩm/dịch vụ đối với môi trường

● Chất liệu sản phẩm thân thiện với môi trường, loại bỏ yếu tố nhựa.

● Bao bì bền vững: 100% làm từ nguyên liệu thô hoặc nguyên liệu tái chế; giảm thiểu lượng khí thải carbon trong quá trình sản xuất; có thể tái chế hoặc tái sử dụng; loại bỏ hoặc giảm thiểu bao bì dùng 1 lần, nhựa, nylon, …

● Quy trình sản xuất sản phẩm tuân theo quy luật thương mại công bằng, áp dụng các biện pháp giảm thiểu tiêu thụ nước và năng lượng.

● Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối ưu và toàn diện, thúc đẩy sự hòa mình tích cực giữa con người và thiên nhiên.

● Dự án kiến tạo không gian sống xanh, công viên cảnh quan và tiện ích nội khu với hệ thống điện mặt trời, hệ thống tưới tiêu tuần hoàn, hệ thống bể tắm khoáng nóng.

● Kênh giao dịch sáng tạo, dịch vụ trực tuyến, sản phẩm ứng dụng nền tảng số với nhiều tiện ích đa dạng nhằm tăng cường tối đa giao tiếp không chạm giữa khách hàng và nhân viên, hạn chế việc in ấn.

● Hoạt động đầu tư tài chính gắn với trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, bền vững về mặt sinh thái.

● Dịch vụ cung cấp giải pháp công nghệ hiện đại xây dựng lối sống xanh trong cộng đồng.

● Khác...

QUY TRÌNH BÌNH CHỌN

Tiếp nhận và tổng hợp/phân loại Hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình (ứng cử và đề cử): đến hết ngày 30/11/2024

● Ban thư ký Chương trình tiếp nhận các hồ sơ đăng ký và giới thiệu đề cử các sản phẩm, dịch vụ tham gia chương trình. Căn cứ Thể lệ và các tiêu chí bình xét chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 đã được ban hành, Ban thư ký lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ đủ điều kiện tham gia chương trình, tập hợp thêm thông tin có liên quan trình Ban tổ chức và Hội đồng tư vấn xem xét và bình xét sơ khảo.

Tổ chức bình xét sơ khảo Hồ sơ tham gia Chương trình Tin Dùng Việt Nam: từ ngày 3/12/2024 – 4/12/2024

● Ban tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn gồm các chuyên gia kinh tế ngành, đại diện các hiệp hội ngành hàng, chuyên gia nghiên cứu thị trường và thương hiệu. Hội đồng tư vấn có trách nhiệm tham gia vào quá trình nghiên cứu, tư vấn, đánh giá thông tin của các sản phẩm, dịch vụ đăng ký tham gia chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024.
● Hội đồng sơ khảo sẽ lựa chọn tối đa 100 hồ sơ để tiến hành bình chọn chung khảo.

Tổ chức thẩm định thực tế: từ ngày 5/12/2024 – 9/12/2024

● Ban tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định gồm đại diện Ban tổ chức, Ban thư ký, Ban tư vấn. Hội đồng Thẩm định triển khai công tác thẩm định thực tế tại các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ đề cử.

Tổ chức bình chọn chung tuyển: từ ngày 9/12/2024 – 10/12/2024

● Ban tổ chức ra quyết định thành lập Hội đồng bình chọn chung tuyển do Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam làm chủ tịch và các thành viên đại diện gồm: Ban tổ chức, Hội đồng tư vấn, Nhà báo theo dõi ngành và mời một số cơ quan, tổ chức… liên quan theo đề xuất của Tạp chí Kinh tế Việt Nam.
● Hội đồng bình chọn chung tuyển chọn ra những sản phẩm, dịch vụ đạt TOP 50 Sản phẩm - Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024.
● Danh sách các sản phẩm, dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024 sẽ được niêm yết và đăng trên các ấn phẩm của Tạp chí Kinh tế Việt Nam cùng các kênh truyền thông số.

Công bố & Vinh danh TOP 50 Sản phẩm - Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024

● Lễ Công bố & Vinh danh TOP 50 Sản phẩm - Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 20/12/2024 tại thành phố Hà Nội. Chương trình được tổ chức trang trọng và ý nghĩa, tạo không gian kết nối thông tin, hội tụ chia sẻ, nắm bắt cơ hội mới.

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ THAM GIA

Công bố & Vinh danh TOP 50 Sản phẩm - Dịch vụ Tin Dùng Việt Nam 2024

● Doanh nghiệp có thể tải Mẫu Hồ sơ đăng ký tham gia Chương trình Tin Dùng Việt Nam 2024 theo các cách sau:
● Truy cập website tindungvietnam.vneconomy.vn hoặc truy cập trang chủ VnEconomy.vn
● Quét mã QR sau để tải mẫu hồ sơ đăng ký:
● Đăng ký hồ sơ trực tuyến tại link: https://forms.gle/dsbaqHGM7DAo77PcA
● Liên hệ trực tiếp với Thường trực Ban tổ chức Chương trình tại địa chỉ:
Tạp chí Kinh tế Việt Nam
96 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 02437553550, Email: media@vneconomy.vn
để được cung cấp và hướng dẫn đăng ký tham gia